NƯỚC BỊ NHIỄM PHÈN LÀ GÌ? CÁCH XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM PHÈN?

  23/12/2023

NƯỚC BỊ NHIỄM PHÈN LÀ GÌ?

Nước bị nhiễm phèn là tình trạng nước có màu vàng đục, hôi tanh khó chịu và có vị chua. Nếu nước nhiễm phèn để trong xô chậu 15 phút sẽ xuất hiện váng kết tủa màu vàng gạch trên bề mặt.

NGUYÊN NHÂN NƯỚC BỊ NHIỄM PHÈN

Nước nhiễm phèn là tình trạng không còn xa lạ với các gia đình đang sử dụng giếng khoan, hiện tượng này bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

  • Nguồn nước bị ô nhiễm: dưới tác động của ngành công nghiệp, nông nghiệp hiện này đã làm cho nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Đặc tính thổ nhưỡng: ở các vùng trồng lúa nước, sau khi thu hoạch vụ đông xuân, vào mùa khô lạnh, đất ruộng sẽ được để khô trong một thời gian dài, oxy trong không khí sẽ tiếp xúc với các vật liệu sinh phèn trong đất, khiến cho đất bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Vào thời điểm đầu xuân, nước được đổ đầy các đồng ruộng, làm cho tính phèn từ đất nhiễm sang nước khiến cho nước ở sông suối, ao hồ, nước giếng bị nhiễm phèn theo. Chính vì vậy, khi vào vụ hè thu, người nông dân thường sử dụng các phương pháp rửa phèn trước khi trồng lúa, để tránh tình trạng ngộ độ phèn cho lúa.
  • Hàm lượng ion sufat tăng: tính phèn của nước được tạo thành từ sự kết hợp của SO4-2 và ion dương của 2 kim loại khác nhau tạo nên tinh thể muối kép hình 8 mặt.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC NHIỄM PHÈN ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

  • Bệnh về da và tóc: nếu sử dụng nước nhiễm phèn để tắm gội thì sẽ gây ra các bệnh như viêm da, khô da, bong tróc da, ngứa ngáy, khô xơ tóc, răng ngả màu vàng
  • Bệnh về đường tiêu hoá: tiêu chảy, buồn nôn, sốt, thương hàn
  • Viêm gan A: nếu nguồn nước nhiễm phèn, không đảm bảo để uống sẽ làm tăng nguy cơ suy gan cấp tính
  • Rối loạn thần kinh: thuỷ ngân là một dạng kim loại nặng có độc tính cao trong nước nhiễm phèn, gây nguy cơ mắc bệnh rối loạn hệ thần kinh trung ương
  • Ung thư: trong nước nhiễm phèn có thể chứa thạch tín, có độc tính cao có thể gây ra ung thư da, ung thư phổi

CÁCH XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM PHÈN TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN

  • Khử phèn bằng tro bếp: từ xưa, tro bếp là một vật liệu lọc nước phèn khá hiệu quả, được nhiều người sử dụng.
  • Khử phèn bằng vôi: giống như tro bếp, vôi cũng là một vật liệu lọc phèn được người xưa sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, hai phương pháp này chỉ hiệu quả với nguồn nước nhiễm ít phèn và nguồn nước sau khi khử phèn chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn.
  • Sử dụng bể lọc thô gia đình: là giải pháp phù hợp với các gia đình có không gian rộng, một bể lọc thô được chia làm 3 phần riêng biệt, phần chưa ước trước khi lọc, phần vật liệu lọc và phần chứa nước sau khi lọc. Phương pháp này hoàn toàn đơn giản và yêm tâm khi sử dụng, đồng thời có thể sử dụng lâu dài

Bình luận

Tin tức mới

Xem tất cả